• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

10 hành động cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân u mô đệm đường tiêu hóa

22/12/2017 10:12

Bệnh lý u mô đệm đường tiêu hóa hay còn gọi là GIST là tên viết tắt của Gastrointestinal Stromal Tumor, là một loại sarcoma. Sarcoma là ung thư của các mô liên kết và xương. Khối u GIST có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa và phân bố ở dạ dày là 60-70%; ở tá tràng- ruột non là 20-30%, đại trực tràng 5% và thực quản và phần khác là dưới 5%.

Điều trị:

Có rất nhiều lựa chọn điều trị cho khối u mô đệm đường tiêu hóa. Một số phương pháp điều trị gần đây bao gồm:

Phẫu thuật: Phẫu thuật trong khối u mô đệm đường tiêu hóa bao gồm việc loại bỏ toàn bộ khối u và các mô xung quanh. Việc này sẽ đảm bảo được rằng không có tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể. Khi khối u mô đệm đường tiêu hóa chưa lan sang các phần khác của cơ thể, thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chuẩn và nên được tiến hành nếu có thể.

Trị liệu đích: Trị liệu đích là phương pháp điều trị có thể nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư một cách chính xác hơn.

Ức chế tyrosine kinase (TKIs): Đây là một loại thuốc đặc biệt dùng để điều trị khối u mô đệm đường tiêu hóa bằng việc ngăn chặn các tín hiệu khiến các tế bào phát triển. Phương pháp này thường được áp dụng với các khối u không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật hoặc với các khối u cần thu nhỏ lại trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân đã phẫu thuật GIST hoàn toàn ban đầu bị tái phát trong 5 năm. Do đó cần lưu ý những vấn đề sau, sau quá trình điều trị:

  • Khám theo dõi định kỳ 3 tháng/ lần, trong 2 năm đầu.
  • Các năm tiếp theo 6 tháng/ lần.
  • Nếu bất thường đến khám lại ngay.
  • Báo cho bác sỹ của bạn biết bất kỳ tác dụng phụ mà bạn gặp phải.
  • Nói chuyện với bác sỹ của bạn về tất cả các thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm từ thực vật trước khi bắt đầu dùng.
  • Không ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong khi uống các thuốc này.
  • Tránh thức uống chứa caffeine trong vòng 1 giờ quanh thời điểm uống Glivec.
  • Chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn.
  • Tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
  • Tham gia lao động, làm việc: khi cơ thể không mệt mỏi quá có thể tham gia lao động, sinh hoạt như trước khi điều trị.
  • Dùng các biện pháp tránh thai (nếu là BN nữ trong tuổi sinh đẻ).

10 hành động bạn nên thực hiện để cải thiện chất lượng sống

1. Hãy nắm lấy thời gian và và thực hiện công việc của từng ngày

  • Cố gắng tập trung chỉ giải quyết những vấn đề hiện tại
  • Tránh chỉ nghĩ những tình huống xấu cho tương lai
  • Thực hiện từng việc có thể ở một thời điểm giúp bạn kiểm soát bản thân tốt hơn

2. Yêu cầu hỗ trợ

  • Hãy cởi mở với gia đình và bạn bè về cảm giác của bạn và cách họ có thể hỗ trợ bạn
  • Đề xuất sự giúp đỡ cụ thể: có thể chỉ đơn giản là lắng nghe những điều bạn muốn nói

3. Giao tiếp, trao đổi thông tin với đội ngũ chăm sóc sức khoẻ

  • Nếu gặp phải các phản ứng phụ ngắn hoặc dài hạn hoặc muộn, hãy cho họ biết
  • Cán bộ y tế có thể làm để giúp giảm thiểu nhiều vấn đề bạn gặp phải

4. Kiểm soát cuộc sống một cách hợp lý

  • Bị ung thư có thể gây khó khăn để cảm thấy chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn
  • Thực hiện kiểm soát các hoạt động hoặc các quyền quyết định mà bạn có thể đã ủy thác cho người khác trong khi điều trị

5. Hiểu biết và thể hiện cảm xúc của bạn

  • Chẩn đoán mắc ung thư có thể gây ra nhiều cảm xúc mạnh mẽ
  • Dành thời gian để lắng nghe chính mình. Tìm cách xây dựng để thể hiện cảm xúc của bạn thông qua viết, nói chuyện, hoạt động thể chất hoặc theo đuổi sáng tạo
  • Xem xét giúp đỡ chuyên môn nếu cảm thấy trầm cảm hoặc lo lắng đang cản trở khả năng để hoạt động bản thân

6. Tìm kiếm sự chia sẻ, đồng cảm từ những người bị ung thư khác

  • Thông thường, người ta cảm thấy thoải mái khi họ giao tiếp với người khác bị ảnh hưởng bởi ung thư
  • Hỏi nhân viên y tế hoặc nhân viên xã hội về các nhóm hỗ trợ địa phương. Liên hệ với Cộng đồng hỗ trợ ung thư để biết cách kết nối từng người một, theo nhóm hay trực tuyến với người khác

7. Học cách thư giãn

  • Học cách giữ trạng thái thể trạng bình tĩnh và kiểm soát sẽ làm tăng ích lợi cho bản thân
  • Thực hiện những điều bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn: âm nhạc, đọc sách hay đi bộ, hoặc các chương trình thiền cũng rất hữu ích

8. Làm những việc bạn thích

  • Xem xét các hoạt động, công việc mà bạn thấy thích và thoải mái

9. Lựa chọn lối sống lành mạnh

  • Không bao giờ là quá muộn để thực hiện những thay đổi lối sống sẽ cải thiện ích lợi cho bản thân
  • Cải thiện chế độ ăn uống
  • Tập thể dục
  • Duy trì quan hệ tốt với xung quanh

10. Duy trì tinh thần hy vọng

  • Hy vọng là mong muốn và hợp lý. Có thể khó khăn khi mới bị ung thư, nhưng bắt đầu từ những vấn đề tuy nhỏ trong đời sống thường ngày
  • Tập trung vào niềm tin tinh thần, đời sống văn hóa và các mối gắn kết gia đình, xã hội sẽ giúp bạn vượt qua căng thẳng, khó khăn

Tóm lại người đã từng và đang mắc bệnh Gist (u mô đệm đường tiêu hóa nên tuân thủ nguyên tắc sau).

  • Khám bệnh thường xuyên theo hẹn
  • Xét nghiệm thường quy
  • Theo dõi tác dụng phụ
  • Tránh dùng thuốc không theo chỉ dẫn, không rõ nguồn gốc
  • Duy trì hoạt động thể chất, tinh thần
  • Tuân thủ đúng liệu trình điều trị

 

 

 

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook