• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

BÁC SĨ CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN NÀY GÂY RA UNG THƯ DẠ DÀY

11/08/2018 10:08

BVK – Theo Ghi nhận ung thư 2018, tại Việt Nam có 17.527 trường hợp mới mắc và 15.065 người tử vong vì căn bệnh ung thư dạ dày. Đây cũng là căn bệnh thường gặp thứ 3 trong các loại ung thư ở cả  giới, chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:

- Giới tính: bệnh thường gặp ở nam giới, tính riêng năm 2018 có 11.161 ca mắc mới ung thư dạ dày. Tỉ lệ này cao hơn nhiều lần so với nữ giới: 6.366 ca mắc.

- Chế độ ăn nhiều muối và thức ăn xông khói; ăn thức ăn nấm mốc; ăn uống ít trái cây và rau; ăn quá nhiều đồ nóng, nhiều dầu mỡ... có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. 

Ăn uống không điều độ, nhiều đồ chiên nướng dễ mắc bệnh về dạ dày

Đây là một yếu tố rất quan trọng liên quan đến nguy cơ gây ra ung thư dạ dày, bao gồm: Ăn uống thất thường, ăn quá nhiều, ăn uống kiêng khem quá mức, ăn tối quá no, ăn uống không đủ sạch, ăn thực phẩm quá lạnh, không biết cách để giữ ấm dạ dày. Hút thuốc, uống rượu và những hành vi có thể gây ra sự kích thích lên thành dạ dày rất lớn, từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.

- Gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày: nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh rất cao.

- Nhiễm khuẩn pylori là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày. Hầu hết bệnh nhân bị ung thư dạ dày đều đồng thời bị nhiễm khuẩn virus HP, do vậy, nếu bạn được kiểm tra phát hiện có dấu hiệu này thì cần phải đặc biệt chú ý hơn.

- Bị viêm dạ dày lâu năm không chữa trị dứt điểm là một trong những yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày: Xác suất của căn bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành ung thư là tương đối cao. Bởi vì khi bị bệnh, chức năng dạ dày ở bệnh nhân thuộc nhóm này bị suy yếu đáng kể, vi khuẩn của dịch dạ dày sẽ tăng lên nhiều hơn, dễ dàng tổng hợp thành các hợp chất có tên là nitroso. Các hợp chất này đã được chứng minh là gây ung thư.

Trong những trường hợp bình thường, viêm dạ dày teo (co thắt) có nhiều khả năng trở thành ung thư, đặc biệt phải chú ý nhiều nhất chính là nhóm những người có triệu chứng bệnh ở mức nghiêm trọng hơn so với bình thường.

- Mắc bệnh thiếu máu ác tính: đó là sự sụt giảm các tế bào hồng cầu xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường.

- Hút thuốc:  Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày.

- Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính) nhưng không điều trị hay theo dõi thường xuyên cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

- Việc lạm dụng bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, tim mạch và các bệnh ở đường tiêu hóa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa, trong đó không thể bỏ qua ung thư dạ dày.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ung thư dạ dày bao gồm:

- Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, vận động, chữa trị dứt điểm bệnh lý đường tiêu hóa.

- Hạn chế ăn muối và thực phẩm xông khói, ăn nhiều trái cây và chất xơ;

- Không hút thuốc lá; sử dụng rượu bia.

- Tầm soát ung thư dạ dày 6 tháng/lần.

Đa số người bệnh đến khám và điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn dẫn tới tỷ lệ chữa khỏi không cao.Vì thế, tầm soát ung thư là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh như chế độ ăn uống không khoa học, tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư, người nhiễm vi khuẩn HP, mắc viêm loét dạ dày mạn tính, nghiện rượu…. Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp, kịp thời.

Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm tổn thương 

Đối với bệnh ung thư dạ dày, việc tầm soát sớm thông qua các phương pháp thăm khám lâm sàng, siêu âm, nội soi dạ dày, chụp X-quang hoặc sinh thiết xác định bản chất khối u. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Bệnh viện K đã có các gói khám tầm soát ung thư, trong đó có gói khám sàng lọc ung thư dạ dày. Gói khám bao gồm đầy đủ các xét nghiệm với chi phí hợp lý, giúp phát hiện ung thư tại dạ dày và điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook