• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Giới thiệu Trung tâm Nghiên cứu vật lý trị liệu

16/04/2020 09:04

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Địa chỉ: Tầng 3 Nhà A Bệnh viện K cơ sở Tân triều

1. Người sáng lập: GS.VS Phạm Song - GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu

2. Lãnh đạo tiền nhiệm: GS.TS. Nguyễn Bá Đức

3. Nhân sự

Phụ trách Trung tâm: ThS.BS Nguyễn Duy Hương

Tổng số : 5 cán bộ

Trong đó:

 - Thạc sĩ : 01

 - Kỹ thuật viên: 02

 - Điều dưỡng trung học :02

4. Lịch sử hình thành, phát triển và các thành tựu

Hoạt động trong 28 năm qua. Học tập các cường quốc khoa học hiện đại như: Xô, Mỹ, Anh, Nhật bao giờ cũng đem các thành tựu tiến bộ mới nhất của các ngành Vật lý, Hóa học, Sử học vào chẩn đoán và điều trị bệnh Ung thư của Giáo sư Viện sỹ Phạm Song – Bộ Trưởng Bộ y tế và Giáo sư Viện Sỹ Nguyễn Văn Hiệu – Viện Trưởng Viện Khoa học Việt Nam đã ký quyết định số 775 BYT/QĐ Hà Nội ngày 05 tháng 08 năm 1991 thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật lý trị liệu trên cơ sở hợp tác giữa Việt Vật Lý, Trung tâm Vật lý hạt nhân thuộc Viện Khoa học Việt Nam với Bệnh viện K thuộc Bộ Y Tế.

Các thành tựu hoạt động chính qua các năm.

- Từ năm 1991 – 1995: Có 20 công trình trong Kỷ yếu công trình Nghiên cứu Khoa học 1991 – 1995.

- Từ năm 1996 – 2001: Có 28 công trình trong Kỷ yếu công trình Nghiên cứu Khoa học 1996 – 2001.

- Thành tích lớn nhất của Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu là sự đề xuất của Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu đã đưa được máy Gia tốc lần đầu tiên vào Việt Nam đặt tại Bệnh viện K năm 2000, mở ra một hướng điều trị hiện đại theo kịp thế giới.

Từ năm 2001 – 2005: Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu đã được bốn kỹ thuật mới lần đầu tiên tiến hành ở Việt Nam.

+ Phương pháp Quang động học trong chẩn đoán và điều trị ung thư.

+ Máy thấu nhiệt vi sóng vào phối hợp với các phương pháp khác điều trị ung thư.

+ Máy Laser CO2 và tốt các u ác và lành tính trong điều trị.

+ Định lượng các chất chỉ điểm khối U như AFP trong ung thư gan CEA trong ung thư tiêu hóa SCC trong ung thư cổ tử cung, Bê ta 2M trong Ulympho CA15-3 trong ung thư vú.

- Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu là cơ sở đầu tiên xây dựng các chỉ số bình thường của người Việt Nam làm cơ sở để kỹ thuật này phát triển mạnh ở Việt Nam.

- Từ năm 2005 – 2010: Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu đã được nhà xuất bản Y học in các cuốn sách phát hành trên toàn quốc.

+ Miễn dịch điều trị bệnh ung thư năm 2000 đã nhận giải thưởng huy chương đồng sách hay do Hội đồng giải thưởng sách Việt Nam lần đầu tiên trao tặng năm 2005 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.

+ Hãy cảnh giác với bệnh Ung thư – Nhà xuất bản Y học 2007.

+ Làm thế nào phát hiện sớm bệnh ung thư – Nhà xuất bản Y học 2008.

+ Ung thư căn bệnh thế kỷ - Nhà xuất bản Y học 2010.

- Từ năm 2010 – 2018: Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Trị liệu đã phối hợp với Viện Khoa học Viện Sinh học tổng hợp một số hóa chất trong ung thư.

+ Tổng hợp Cisplatin đã đưa vào thực hành cho bệnh nhân tại Bệnh viện K 1.

+ Tổng hợp 5FU đã đưa vào thử nghiệm trên súc vật.

+ Tổng hợp Interleurkin 2 Viện Sinh học đã đưa vào thử nghiệm súc vật.

+ Tổng hợp Cyclophosphamid làm thuốc điều trị ung thư.

+ Tổng hợp Flutamik và Bicalutamil làm thuốc điều trị ung thư tiền liệt tuyến

+ Tổng hợp Gefinib điều trị ung thư phổi.

+ Tổng hợp Doxorubicin điều trị ung thư.

+ Tổng hợp Viablaftin điều trị ung thư.

+ Tổng hợp Erlotinib điều trị ung thư phổi.

Các đề tài trên là đề tài Khoa học thuộc “CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2010”.

5. Chức năng, nhiệm vụ

5.1. Chức năng

Trung tâm nghiên cứu VLTL có chức năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ mới về Vật lý trị liệu vào điều trị cho bệnh nhân ung thư, tham gia đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật với các cơ sở phòng chống ung thư trong và ngoài nước dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

5.2. Trung tâm nghiên cứu VLTL có các nhiệm vụ sau

a) Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu các phương pháp Vật lý, ứng dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong ung thư.

b) Điều trị

Ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến về Vật lý trị liệu và công nghệ cao cho bệnh nhân ung thư như: Từ trường vi sóng, Laser CO2, Laser mầu, Laser quang động học, từ trường nano, các phương pháp kỹ thuật hạt nhân và các biện pháp Vật lý trị liệu và và phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư.

c) Đào tạo cán bộ

Tham gia đào tạo đại học và sau đại học về chuyên ngành Vật lý trị liệu trong ung thư.

d) Giáo dục truyền thông và chỉ đạo tuyến.

Soạn thảo tài liệu, tham gia giáo dục truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học về Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và phòng ngừa tàn tật cho bệnh nhân ung thư. Kết hợp lồng ghép với chương trình phòng chống ung thư quốc gia trong việc sử dụng Laser CO2 và một số biện pháp vật lý điều trị một số tổn thương mãn tính và tiền ung thư … các di chứng sau điều trị ung thư.

Kết hợp với ngành Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, cụ thể là chương trình PHCN dựa vào cộng đồng để phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng ngừa tàn tật do ung thư và điều trị ung thư và chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng ung thư giai đoạn cuối

f) Hợp tác quốc tế.

Hợp tác với các cá nhân và tổ chức thuộc Chính phủ, phi Chính phủ trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong ung thư theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam về hợp tác quốc tế.

g) Quản lý đơn vị và quản lý kinh tế y tế.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, quản lý tổ chức cán bộ Công chức, biên chế, tiền lương, tài chính vật tư thiết bị của Trung tâm theo đúng quy định của Nhà nước.

- Triển khai dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát triển các dự án trong nước và quốc tế góp phần tăng nguồn kinh phí cho Trung tâm và Bệnh viện K và hỗ trợ một phần cải thiện đời sống cho cán bộ công chức trong cơ quan.

- Quản lý tài sản, trang thiết bị của Trung tâm và Bệnh viện.

5.3. Quyền hạn.

- Dùng các biện pháp VLTL – PHCN phục vụ cho chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị.

- Chỉ định các phác đồ VLTL – PHCN cho người bệnh

- Chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa khác cho người bệnh.

- Thực hiện công tác chăm sóc bệnh nhân toàn diện

5.4. Mối quan hệ công tác giữa các khoa, phòng.

- Phối hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng chỉ định chẩn đoán hoặc điều trị VLTL – PHCN để theo đúng pháp đồ đã được thông qua, chỉ định điều trị chống đau với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

- Phối hợp với các khoa phòng tiến hành các nghiên cứu khoa học về điều trị VLTL – PHCN và phòng ngừa tàn tật do bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư gây nên.

- Thực hiện công tác giữa các khoa phòng theo quy chế bệnh viện.

 

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook