• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Giúp bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị

15/11/2018 09:11

BVK - Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Năm 2018 cả nước ghi nhận 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. 

Có rất nhiều nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư nhưng phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên điều trị bệnh ung thư là điều trị đa mô thức, nghĩa là cần phối hợp các phương pháp điều trị với nhau.

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư hiệu quả

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. 

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K , Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam

Trong đó xạ trị ung thư có thể dùng như một biện pháp đơn lẻ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh hay thể trạng của mỗi bệnh nhân, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng ra sao cần phải có một bác sĩ chuyên ngành ung thư khám, chẩn đoán và điều trị. Gần đây, xu hướng cá thể hóa trong điều trị ung thư đang là cách tiếp cận  mới, bởi không có một phương pháp nào điều trị cho tất cả các loại ung thư, các giai đoạn ung thư khác nhau.

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.

Hiện nay Việt Nam đã có những máy xạ trị rất hiện đại, mang lại rất nhiều hiệu quả trong điều trị ung thư. Có 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng xạ trị - như vậy để thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị ung thư, GS Đức cho hay.

Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư

GS Nguyễn Bá Đức phân tích, bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ - có thể là tia gamma, tia proton, ..  khi chiếu vào cơ thể các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư.   Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các  tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm xa, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết….  Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miêng, loét miệng….  tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư  phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…

Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị sẽ giảm dần và hết, như sau 3-6 tháng sau xạ trị sẽ hết sạm da, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết. Nhưng GS Đức cho rằng, có xạ trị để biến chứng lâu dài nhất là khi xạ trị vào vùng họng, gây xơ làm há miệng khó và cần tập há miệng hoặc tác dụng phụ làm teo niêm mạc miệng, sau xạ trị người bệnh sẽ khó ăn, khó nuốt. Còn ngày nay với máy móc hiện đại thì các thầy thuốc đã làm giảm rất nhiều các tác dụng phụ. Trong quá trình xạ trị có thể sẽ dùng các mỡ để hạn chế tác dụng phụ còn với hiện nay các tia xạ được đưa sâu vào khối u.

Để giảm tác dụng phụ không mong muốn xạ trị, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng,  họ sẽ hướng dẫn cho người bệnh trong quá trình xạ trị phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì các đồ dùng bằng kim loại sẽ  làm hấp thụ nhiều tia xạ. Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng đúng trúng đích các tế bào ung thư , đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liệu xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành. Về phía người bệnh cần  tin tưởng bác sĩ điều trị, ăn uống đủ chất để có sức khỏe trong quá trình điều trị, tuyêt đối không được kiêng kỵ, tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Ngoài ra khi chuẩn bị xạ trị bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và bồi dưỡng cho cơ thể, cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giầu vitamin. Trước khi xạ trị, bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống sữa, trái cây, sau đó cũng cần ăn nhẹ , thức ăn mềm, lỏng. Người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư cần lưu ý, sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn tăng các chất đạm, rau xanh, trái cây và chất béo. Thời gian này, người bệnh sẽ mệt, khó ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư vẫn ăn được tất cả mọi thực phẩm với tỉ lệ ung thư cân đối. Khi có sức khỏe tốt thì nếu xạ trị hoặc phẫu thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Cần từ bỏ quan niệm người bệnh ung thư nói chung và người xạ trị nói riêng không nên ăn quá nhiều chất bổ, thậm chí kiêng ăn thịt, vì họ cho rằng ăn như vậy làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn, dẫn đến chết nhanh hơn. Quan niệm ăn kiêng, hoặc ăn gạo lức muối vừng điều trị ung thư sẽ làm các tế bào ung thư không phát triển là hoàn toàn sai lầm.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook