• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

KIỂM SOÁT ĐAU TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

20/09/2018 08:09

BVK - Ung thư không phải chấm hết! Nếu như bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị thành công là rất cao. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều phát hiện muộn, bệnh khó cứu chữa và gánh chịu hệ quả nặng nề từ những cơn đau căn bệnh này mang lại. 

Khi bệnh đã trở nên trầm trọng, người bị ung thư cảm nhận được quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với nỗi ám ảnh sợ hãi. Khi những cơn đau “hỏi thăm” là lúc họ cần đến các biện pháp giảm đau hơn bao giờ hết.

Đau do ung thư là cơn đau hành hạ thể xác và tinh thần của người bệnh một cách nặng nề nhất do bị đau đớn kéo dài.  Người bệnh ung thư đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn nên chữa trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thường không tối ưu nhưng đau đớn do ung thư gây ra hoàn toàn có thể kiểm soát được với các kỹ thuật mới, đem đến sự hài lòng, an ủi cho bệnh nhân và gia đình.

Chiều ngày 19/09 bệnh viện K tổ chức Hội thảo kiểm soát đau trong ung thư để cùng trao đổi về vấn đề này áp dụng vào quá trình điều trị ung thư. 

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối đối diện với nhiều đau đớn và biến chứng

Theo ThS. DS Vũ Đình Tiến - Trưởng khoa Dược Bệnh viện K, mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, do đó người bệnh đều bị những cơn đau liên tục hành hạ do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh. 

Sự đau đớn về sức khỏe và tinh thần là điều đáng lo ngại nhất đối với người bệnh ung thư. Làm thế nào để đối phó với những triệu chứng, biến chứng do ung thư gây ra? Làm thế nào để người bệnh ung thư giai đoạn cuối chiến đấu với sự tàn phá của cơ thể nhẹ nhàng nhất, không đau đớn? Câu trả lời được giải đáp trong Hội thảo Kiểm soát đau trong ung thư về 02 nội dung chính "Kiểm soát đau trong ung thư" và "Quy định quản lý thuốc gây nghiện" với sự tham dự của các y bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phòng ngừa, điều trị ung thư nói chung, kiểm soát đau ung thư nói riêng.

Mục tiêu của điều trị đau:

• Loại trừ đau hoặc giảm mức độ đau
• Dự phòng đau tái diễn
• Giúp cho bệnh nhân có thể thực hiện được các hoạt động của cá nhân

Phương pháp điều trị đau thông thường:

• Thuốc
• Xạ trị
• Phẫu thuật

• Tâm lý....

Có nhiều loại thuốc và phương pháp để điều trị giảm đau trong ung thư nhưng người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về tên, hàm lượng, số lượng, cách dùng, thời gian dùng để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng điều trị. 

Có khoảng 1/3 số bệnh nhân được điều trị ung thư có xuất hiện đau, ở các trường hợp này phương pháp điều trị giảm đau và điều trị chống ung thư phải kết hợp chặt chẽ. Bệnh nhân ung thư cần được giảm đau ở tất cả các giai đoạn bệnh của họ. Những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, hơn 2/3 trong số này có đau, và việc kiểm soát đau và các triệu chứng khác trở thành mục đích chính của điều trị.

Thuốc điều trị và giảm đau cho bệnh nhân ung thư phải tuân theo chỉ định của bác sĩ

Kiểm soát đau trong ung thư là lựa chọn cuối cùng trong điều trị  đau.  Đau do ung thư bao gồm nhiều loại: đau thụ thể, đau thần kinh. Kiểm soát đau ung thư gồm không can thiệp và can thiệp.  

Kiểm soát đau do ung thư mới được phân độ  bao gồm vai trò quan trọng của thủ thuật can thiệp giảm đau. Chăm sóc giảm nhẹ là một hướng tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình, giúp họ đối mặt với vấn đề liên quan như bệnh có đe dọa đến tính mạng thông qua việc phòng ngừa và giảm bớt sự đau khổ bằng cách đánh giá đúng, điều trị  đau và các vần đề  liên quan đến các yếu tố cơ thể bệnh, tâm lý.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook