• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Tin vào "phép màu đắp lá", bệnh nhân ung thư nhân đôi nỗi đau

01/01/2018 14:01

Lâu nay, việc người dân dùng các bài thuốc đông y chữa bệnh vẫn được nhiều chuyên gia cảnh báo. Theo đó, đông y không thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư mà chỉ có thể hỗ trợ điều trị. Đã có không ít trường hợp bị ung thư phải nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kich, thậm chí tử vong vì dung lá cây chữa bệnh ung thư.

Là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về ung thư, các bác sĩ Bệnh viện K cũng đã trực tiếp chứng kiến bệnh nhân tử vong vì dùng lá cây chữa bệnh ung thư.

Bệnh viện K tiếp nhận một nữ bệnh nhân là bà N.T.C (52 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội). Trước đó, bà C đã được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn 2. Dù bác sĩ đã khuyên ung thư vú giai đoạn 2 nếu tuân thủ phác đồ điều trị thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao nhưng bà C nhất quyết không nghet, dù người nhà, bác sĩ đã động viên, phân tích rất nhiều.

“Bất ngờ nhất là cô ấy đã nghe theo lời đồn thổi, dùng thuốc lá để đắp vào phần ngực có khối u và uống lá đu đủ để chữa ung thư. Trong suốt 6 tháng, vết thương không thuyên giảm mà có dấu hiểu mưng mủ, khối u như sắp vỡ, bệnh chuyển sang giai đoạn muộn và nguy cơ tử vong rất cao”, TS Diệu Linh, Bệnh viện K chia sẻ.

Thực tế, đây không phải là trường hợp đầu tiên phải chịu hậu quả do uống lá cây chữa bệnh ung thư. Trước đó, tại Bệnh viện K Trung ương cũng đã có một trường hợp bệnh nhi nguy kịch vì bỏ điều trị tây y về dùng lá cây chữa bệnh.

Vừa phẫu thuật nâng ngực đã phát hiện bị ung thư vú

TS Lê Hồng Quang (Trưởng Khoa ngoại vú, Bệnh viện K) còn chia sẻ, gần đây, ông gặp ít nhất 5 ca bệnh nhân nữ ung thư vú mà trước đó đã đi phẫu thuật nâng ngực. Có bệnh nhân mới nâng ngực được 1 năm rưỡi, nhưng cũng có người đã phẫu thuật 10 năm.

“Việc nâng ngực không tác động gì đến việc ung thư vú. Việc đặt túi ngực cũng thường dưới cơ ngực, trong khi u vú thường nằm trên mô mềm phía trên cơ ngực, do đó không cản trở gì đến việc phát hiện khối u nếu nó xuất hiện” – TS Quang nói thêm.

Theo TS Quang, hiện nay nhu cầu phẫu thuật nâng ngực của phụ nữ rất lớn. Khi thực hiện nâng ngực, các chị em cần phải đi khám tầm soát ung thư vú sớm để biết mình có bị ung thư hay không rồi mới nâng ngực. Nếu vừa nâng mà đã bị ung thư vú thì sẽ lãng phí số tiền lớn mà tâm lý cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

TS Lê Hồng Quang theo dõi tình hình bệnh nhân. Ảnh D.L

BS Phạm Thu Hương, khoa Nhi - Bệnh viện K cho biết, đó là trường hợp một cháu bé đã được gia đình đưa đến bệnh viện điều trị, nhưng sau đó đột ngột xin về nhà, lý do xin về để chữa bệnh bằng thuốc nam của thầy lang.

Bỏ tây y, bệnh nhân ung thư uống cả tạ lá đu đủ và cái kết đắng lòng - Ảnh 2

Chưa có cơ sở khoa học khẳng định lá đu đủ chữa khỏi ung thư.

Sau hai tháng uống thuốc nam, cháu bé được gia đình đưa lên Bệnh viện K khám trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, chỉ còn da bọc xương, thở khó. Sau khi khám bệnh, BS Hương cho biết khối u của cháu bé đã phình to chiếm hết ổ bụng, vượt quá đầu dò siêu âm, không đo được kích thước, tiên lượng tử vong gần.

Qua các trường hợp trên, cũng như thực tế chữa bệnh, PGS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K khẳng định, hiện nay ung thư chỉ có thể điều trị khỏi khi được điều trị theo những phương pháp khoa học đã được kiểm chứng như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân các bác sĩ sẽ áp dụng một phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Đã có nhiều bệnh nhân ung thư bỏ dở điều trị để theo các phương pháp điều trị không chính thống như thiên tiên dịch, cúng bái, aslem… và khi quay lại điều trị tại bệnh viện thì bệnh đã quá khả năng cứu chữa vì họ đã bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị khỏi.

“Riêng đối với các biện pháp điều trị bằng đông y hay kể là ngồi thiền, pháp luân công... thì giúp cho người bệnh thoải mái, yên tâm hơn về tâm lý. Hiện nay chưa có ngiên cứu khoa học nào chứng minh đắp thuốc lá hay sử dụng bài thuốc dân gian mà chữa khỏi được ung thư”. PGS Lê Văn Quảng, Phó Giám Đốc Bệnh viện K cho hay.

Cuối cùng, để điều trị hiệu quả ung thư, PGS Trần Văn Thuấn khuyến cáo người dân hãy đi tầm soát ung thư định kỳ, từ đó sớm phát hiện tế bào ung thư (nếu có), phát hiện ung thư càng sớm thì việc điều trị càng có hiệu quả.

Bệnh viện K đã triển khai những gói khám sàng lọc ung thư hữu ích hướng đến tầm soát ung thư sớm ở cộng đồng. 
 

Tin Bệnh viện K tổng hợp 

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook