• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

CHẨN ĐOÁN – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH U THẦN KINH ĐỆM

03/04/2024 15:04

BVK - U thần kinh đệm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Các triệu chứng rất đa dạng và thay đổi theo vị trí, biểu hiện như thiếu sót thần kinh khu trú, bệnh não hoặc co giật.

Phương pháp chẩn đoán bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI đầu, chụp CT đầu để hỗ trợ chẩn đoán, xác định vị trí và kích thước của khối u. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện sinh thiết.

Để có phác đồ điều trị tối ưu nhất, người bệnh cần được chẩn đoán qua một số phương pháp sau đây:

Chẩn đoán u thần kinh đệm

Để chẩn đoán bệnh u thần kinh đệm, bước đầu người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng để bác sĩ có thể xem xét bệnh sử và đánh giá triệu chứng một cách chi tiết. Trong quá trình này, để bác sĩ thu thập đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, người bệnh có thể thực hiện các bài kiểm tra về thần kinh, thể chất.

Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI đầu, chụp CT đầu để hỗ trợ chẩn đoán, xác định vị trí và kích thước của khối u. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện sinh thiết với mục đích:

• Xác định loại khối u là lành tính hay ác tính. Nếu là khối u ác tính sẽ tiếp tục đánh giá mức độ ác tính.

• Xác định loại tế bào trong khối u.

• Xác định kiểu gen bất thường trong khối u (nếu có).

• Có thể thực hiện các bảng gen gây ung thư được chọn, giải trình tự đích hoặc toàn bộ exome, giải trình tự RNA và/hoặc phân tích methyl hóa. Quá trình methyl hóa chất kích thích gen MGMT là một yếu tố tiên lượng ở những bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng; nó dự đoán một đáp ứng tốt với temozolamide sau phẫu thuật và tăng thời gian sống thêm.

Nguyên nhân gây bệnh u thần kinh đệm

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh u thần kinh đệm ở người lớn thường bao gồm:

• Sự tiếp xúc với các bức xạ ion hoá.

• Biện pháp điều trị ung thư.

• Sự tiếp xúc với vũ khí hạt nhân.

• Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc u thần kinh đệm cũng như sự phát triển một số loại ung thư khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình có người thân mắc một số hội chứng di truyền như hội chứng u ác tính – tế bào hình sao.

• Hiện nay, nguy cơ phát triển khối u não liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Tương tự như vậy, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy chất thay thế đường, hoá chất công nghiệp hoặc đường dây điện có thể làm tăng nguy cơ phát triển u thần kinh đệm ở người lớn.

Cách phòng ngừa bệnh u thần kinh đệm

Tính đến nay, vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa hoàn toàn bệnh u thần kinh đệm. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động tránh các yếu tố rủi ro tiềm ẩn nguy cơ gây ra khối u thần kinh đệm bằng cách:

• Tránh tiếp xúc với tia bức xạ.

• Duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học.

• Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ (6 tháng/lần).

• Cân nhắc thực hiện xét nghiệm gen di truyền, đặc biệt là đối tượng có người thân mắc bệnh u thần kinh đệm.

Mỗi người không thể kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm do tuổi tác. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là một trong những biện pháp giúp làm chậm, ngăn chặn sự tiến triển của khối u, từ đó phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm một cách hiệu quả.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook