• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

3 điều lầm tưởng ở chị em về căn bệnh ung thư vú

24/08/2022 14:08

BVK - Nhiều người có những lầm tưởng thường "mách nhỏ" với nhau là dễ bị ung thư vú. Có 3 điều lầm tưởng khá phổ biến của chị em phụ nữ về bệnh ung thư vú hiện nay.

Phụ nữ vú to dễ bị ung thư hơn? 

Quan niệm người ngực lớn dễ mắc ung thư vú hơn là không đúng. Trên thực tế, rủi ro mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và những yếu tố nguy cơ khác vì vậy bác sỹ khuyến cáo phụ nữ độ tuổi 40 nên tầm soát ung thư vú bằng cách chụp nhũ ảnh.

 

Con gái của bệnh nhân ung thư vú chắc chắn cũng mắc bệnh? 

 

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ song không có nghĩa gia đình có người bị ung thư vú thì con gái cũng mắc bệnh. Dù vậy các chuyên gia khuyến cáo, một cô gái có mẹ bị ung thư vú thì nên tầm soát phát hiện sớm với các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát trọng lượng không để bị béo phì, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Căng tức ngực trước kỳ kinh là dấu hiệu ung thư vú?

Cách hiểu này hoàn toàn không chính xác. Cảm giác đau tức ngực trong chu kỳ kinh nguyệt là điều khá bình thường. Cơn đau của ung thư vú không đến và đi theo chu kỳ kinh nguyệt.

Để phát hiện sớm ung thư vú, bạn hãy để ý xem có khối u xuất hiện trên ngực, sự biến dạng núm vú, dịch chảy ra từ núm vú, có màu đỏ hoặc nổi mề đay không rõ nguyên nhân trên ngực của mình. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào. 

Vậy đối tượng nên thực hiện sàng lọc sớm ung thư vú?

Thông thường, sàng lọc ung thư vú dựa trên nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ. Người ta có thể chia đối tượng sàng lọc ung thư vú thành hai nhóm nguy cơ là nhóm nguy cơ trung bình và nhóm tăng nguy cơ.

Nhóm tăng nguy cơ (nguy cơ tích lũy đến tuổi 75 là 15-20%):

+ Tiền sử gia đình (họ hàng bậc 1) có người mắc ung thư vú hoặc/và ung thư buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc.

+ Có mẹ, chị em gái, hoặc con gái đã được xác định mang đột biến gen BRCA1/2

+ Tiền sử sinh thiết vú chẩn đoán tăng sinh không điển hình

+ Tiền sử mắc ung thư biểu mô thể tiểu thùy tại chỗ (LCIS)

+ Tiền sử xạ thành ngực điều trị ung thư trước tuổi 30

Ngoài ra, những phụ nữ đã được xác định có mang gen BRCA đột biến sẽ được xếp vào nhóm có yếu tố di truyền, cần có một chương trình sàng lọc, dự phòng và tư vấn đặc biệt.

Nhóm nguy cơ trung bình: Bao gồm những chị em phụ nữ trên 40 tuổi, không có bất kỳ dấu hiệu nào của nhóm yếu tố tăng nguy cơ.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook