• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vẩy khoang miệng

08/12/2023 09:12

BVK - Ung thư khoang miệng thường xuất hiện ở giũa đường viền môi và đường nối của khẩu cái cứng và mềm hoặc phía sau một phần ba của lưỡi. Hơn 95% những người bị ung thư biểu mô tế bào vẩy khoang miệng hút thuốc lá, uống rượu hoặc cả hai. Những tổn thương sớm, tự lành lại hiếm khi có triệu chứng, do đó phòng ngừa bệnh phải đòi hỏi phát hiện sớm bằng khám sàng lọc.

Ung thư biểu mô tế bào vẩy khoang miệng là loại u ác tính

có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng

Để có phác đồ điều trị tối ưu nhất, người bệnh cần được chẩn đoán qua một số xét nghiệm, chụp chiếu sau đây:

Chẩn đoán bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ được thực hiện thông qua khám lâm sàng với các triệu chứng bệnh hiện có nghi ngờ có khối u, tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và kiểm tra các yếu tố có thể gây ra bệnh. Ngay sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp xét nghiệm nhằm xác định khả năng ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh và một số tổn thương khác có thể có liên quan.

  • Sinh thiết:

Trong khoang miệng có rất nhiều tổ chức có thể bị tổn thương thế nhưng không phải vị trí nào cũng là do khối u biểu mô gây ra vì vậy phải thực hiện sinh thiết nhiều khu vực. Trong trường hợp khối u đa hình thành khá lớn gây đau đớn cho người bệnh hoặc vị trí khối u ở quá sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để làm sinh thiết.

Chẩn đoán thường được thực hiện sau khi một mẫu mô nhỏ được lấy ra trong một quy trình gọi là sinh thiết. Bất kỳ tổn thương đáng nghi ngờ nào cũng phải được sinh thiết. Sinh thiết cắt rạch hoặc kiểu bàn chải có thể được thực hiện tùy thuộc vào sự ưu thích của bác sĩ phẫu thuật .

Sau đó, mẫu mô được gửi đến một nhà nghiên cứu bệnh học để kiểm tra nó dưới kính hiển vi. Hầu hết bệnh nhân sau đó sẽ trải qua một thủ tục thứ hai để loại bỏ toàn bộ khối u. Mô đó cũng được gửi đến bác sĩ giải phẫu bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi.

  • Nội soi:

Nội soi để phát hiện các tổn thương thứ phát ngoài vị trí nguyên phát. Nội soi thanh quản trực tiếp và thực quản được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân ung thư khoang miệng để loại trừ một ung thư thứ phát đồng thời xuất hiện.

Nội soi có thể được thực hiện nhằm kiểm tra các tổn thương ở thanh quản, khí quản, thực quản và vùng họng bởi vì nguy cơ bệnh nhân có thêm một khối u thứ hai khi bị ung thư khoang miệng là rất cao. 

Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu nội soi vùng họng, thanh quản, thực quản, khí quản để tìm tổn thương vì có đến 5-15% bệnh nhân ung thư khoang miệng, họng hoặc thanh quản có thêm một ung thư thứ 2 tại vị trí khác ở vùng đầu cổ.

Song song với việc chẩn đoán ung thư trong khoang miệng thì bác sĩ còn phải thực hiện các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra nguy cơ di căn ung thư hoặc tổn thương do di căn ung thư tại tất cả các vùng cơ quan trên cơ thể.

  • Chụp CT ngực hoặc chụp X-quang ngực và chụp CT đầu và cổ:

Chụp X-quang:  Khối u phát triển quá nhanh có thể đã xâm lấn tới xương hoặc lấn sâu xuống vùng hạ hầu do vậy cần chụp X-quang để kiểm tra những tổn thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng.

Chụp CT ngực hoặc chụp X-quang ngực và chụp CT đầu và cổ. Thường chụp CT đầu và cổ thường được thực hiện và chụp CT ngực; tuy nhiên, như ở hầu hết các vị trí ở đầu và cổ, chụp PET/CT đã bắt đầu đóng một vai trò lớn hơn trong việc đánh giá bệnh nhân ung thư khoang miệng

 

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook