• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điểm sáng hợp tác y tế quốc tế năm 2017

07/02/2018 14:02

Các sự kiện APEC, G20, kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN,... là những điểm sáng hợp tác y tế 2017.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, APEC 2017

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự và phát biểu tại Phiên họp Y tế-Giáo dục, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, 7/11/2017

Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã có những chuyển biến vượt bậc trong quá trình hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của y tế nước nhà và nền y học thế giới, nâng cao uy tín và vị thế của ngành y tế Việt Nam nói riêng và đất nước nói chung trên trường quốc tế.

Hãy điểm qua những sự kiện đối ngoại y tế quan trọng của Việt Nam trong năm 2017.

APEC-Vì một châu Á Thái Bình Dương khỏe mạnh năm 2020

Với vai trò là nền kinh tế chủ nhà đăng cai APEC 2017, Bộ Y tế Việt Nam tổ chức thành công Cuộc họp cao cấp về y tế và kinh tế lần thứ 7, cuộc họp của nhóm công tác y tế, các diễn đàn đối thoại chính sách về y tế. Bộ trưởng Y tế Việt Nam là Chủ tịch cuộc họp cao cấp về y tế và kinh tế năm 2017.

 

HWG-APEC SOM 1

Cuộc họp HWG-APEC SOM 1 tại Nha Trang

Với chủ đề “Cải cách tài chính y tế vì sức khỏe cộng đồng hướng tới phát triển bền vững”, các thành viên APEC tái khẳng định cam kết thực hiện “Sáng kiến vì một châu Á Thái Bình Dương khỏe mạnh năm 2020”.

Cuộc họp Nhóm làm việc về y tế (HWG-APEC)

Cuộc họp Nhóm làm việc về y tế (HWG-APEC) ở Nha Trang, 23-24/2/2017.

Thông qua diễn đàn APEC, các nhà lãnh đạo y tế của 21 nền kinh tế APEC đã thống nhất thông qua bản dự thảo Tuyên bố Hội nghị Cấp cao và Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao–kinh tế APEC 2017 về  y tế, trong đó thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về sức khoẻ, tăng cường hệ thống y tế hướng tới bao phủ y tế toàn dân,....

Bộ Y tế Việt Nam giữ vai trò Phó Chủ tịch nhóm công tác y tế (Health Working Group). Chủ đề của nhóm Công tác y tế 2017 là: “Tăng cường hệ thống y tế hướng tới phát triển bền vững”.

Thành tựu y tế quan trọng của Việt Nam 

*Là 1 trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs. 

*Ứng dụng và triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh, phòng chống dịch bệnh như: 

+ Sản xuất được các loại vắc xin trong Chương trình TCMR;

+ Làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới như ghép tạng, thụ tinh nhân tạo; ứng dụng tế bào gốc…

G20 đưa y tế vào trọng tâm nghị sự

Bộ trưởng Y tế đã tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự cuộc họp Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức vào tháng 7/2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự G20 ở Hamburg
Nhãn

Bộ trưởng Y tế tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự G20 ở Hamburg, Đức, 7-8/7/2017

Tại phiên thảo luận G20 về vấn đề y tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh G20 đưa y tế vào trọng tâm nghị sự và ủng hộ thúc đẩy hợp tác tăng cường hệ thống y tế toàn cầu.

Là thành viên Hội đồng Chấp hành của WHO, Việt Nam đã đóng góp có trách nhiệm vào xây dựng các chiến lược, chính sách lớn về y tế toàn cầu. Thủ tướng nhấn mạnh tới mạng lưới bao phủ y tế toàn dân để đảm bảo người dân tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng và hoan nghênh G20 cam kết thúc đẩy hợp tác chống kháng kháng sinh trên phạm vi toàn cầu.

Ký MOU y tế với Đức nhân dịp Hội nghị G20 (7-8/7/2017)

Ký MOU y tế với Đức nhân dịp Hội nghị G20 (7-8/7/2017)

Việt Nam đóng góp tích cực vào các vấn đề y tế toàn cầu và khu vực

Việt Nam, với vai trò thành viên chính thức của Hội đồng Chấp hành WHO (nhiệm kỳ 2016-2019) tích cực tham gia các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tại kỳ họp Hội đồng chấp hành WHO lần thứ 140 vào tháng 1/2017, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ Y tế VN đóng góp tích cực cho cuộc họp các vấn đề y tế toàn cầu và khu vực. Nhiều tham luận của Việt Nam được các thành viên Hội đồng chấp hành đánh giá cao, góp tiếng nói của các nước đang phát triển vào việc xây dựng các chính sách y tế trên toàn cầu.

Tại phiên toàn thể Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA70) vào tháng 5 ở Geneva, Thụy Sỹ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có bài phát biểu với chủ đề: “Xây dựng hệ thống y tế tốt hơn trong thời đại phát triển bền vững”. Theo đánh giá của các Tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn cho việc thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2015 (MDGs). Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự kỳ họp 140 Hội đồng chấp hành WHO

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự kỳ họp 140 Hội đồng chấp hành WHO

Với hơn 30 bài tham luận thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đoàn đại biểu VN có những đóng góp tích cực và chủ động vào các chương trình nghị sự của kỳ họp được các quốc gia thành viên đánh giá cao. Đại sứ Trưởng Phái đoàn Đại diện Việt Nam Dương Chí Dũng đã cùng Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia các phiên toàn thể và phiên bầu Tổng Giám đốc WHO.

Đặc biệt bên lề WHA70, Việt Nam đồng tổ chức sự kiện bên lề với Zambia về chủ đề “Đẩy mạnh chăm sóc phẫu thuật, cấp cứu, gây mê thiết yếu trong tiếp cận bao phủ y tế phổ cập” được các nước tham dự đông đủ và đánh giá cao kinh nghiệm của Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thể hiện trách nhiệm và vai trò là thành viên chính thức của Hội đồng chấp hành WHO ngày càng cao tại diễn đàn quan trọng nhất về y tế toàn cầu, góp phần đưa tiếng nói của các quốc gia đang phát triển vào quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách y tế toàn cầu trong tương lai.

Vắc-xin “made in Vietnam”

Trong chuyến công tác Nhật Bản từ 31/3-5/4/2017, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Lao động & Phúc lợi Nhật Bản, Bộ trưởng và đoàn công tác đã trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong việc ứng phó với già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Việt Nam đã tiếp nhận thành công công nghệ sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella (MR) của Nhật Bản và trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sản xuất thành công vắc xin MR, giúp Việt Nam tự chủ được vắc xin này trong chương trình TCMR và xuất khẩu ra các nước khác trong khu vực.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh và đề xuất với JICA tiếp tục ủng hộ Việt Nam đối với dự án sắp hình thành về sản xuất Vắc xin 4 trong 1 (bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván và bại liệt tiêm).

Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự và phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới của Trường Y khoa-Đại học Quốc tế Y tế Phúc lợi Nhật Bản, nơi đào tạo cho 140 sinh viên y khoa, trong đó có 15 sinh viên quốc tế từ Việt Nam, Myanmar, Mông Cổ, Indonesia, Campuchia và Lào.

Chia sẻ công nghệ cao về y tế của Việt Nam

Tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 13 ở Brunei, tháng 9/2017, Bộ trưởng Y tế Việt Nam chia sẻ những kết quả và thách thức trong công tác phòng chống bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Bộ trưởng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về tăng cường cam kết chính trị trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng đầu tư công cho y tế, thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân. Trong đó, Việt Nam đã xây dựng được Chiến lược Quốc gia về Phòng chống bệnh không lây nhiễm 2015–2025.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề xuất thành lập Quỹ Phòng chống các bệnh không lây nhiễm ASEAN với sự tham gia của các đối tác phát triển và đẩy mạnh mô hình hợp tác công-tư. Sáng kiến này  được các quốc gia thành viên và Ban thư ký ASEAN ủng hộ và đánh giá cao.

Tại hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+Trung Quốc lần thứ 6 có chủ đề thảo luận bàn tròn về “Công nghệ để Tăng cường sức khỏe”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ những thành tựu về phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế dự phòng và khám chữa bệnh ở Việt Nam: sản xuất các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, áp dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị y khoa như CT-scan, MRI, PET-CT, Gama Knife, xạ trị, công nghệ gen, sử dụng Robot trong phẫu thuật...

Trong năm 2017 vừa qua, Việt Nam được bầu vào các vị trí trọng yếu của các Tổ chức quốc tế: 

* Thành viên chính thức của Hội đồng Chấp hành (EB) của WHO nhiệm kỳ 2016-2019.

* Phó Chủ tịch của Nhóm Công tác về Y tế của APEC (nhiệm kỳ 2017-2018).

Việc tham gia vào các Tổ chức Quốc tế này là cơ hội tốt để Việt Nam có cơ hội góp phần vào việc hoạch định những chính sách y tế lớn trong khu vực và toàn cầu.

Trong năm 2017, nhiều Hiệp định Hợp tác y tế song phương đã được ký kết với các nước, góp phần tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới: Armenia, LB Nga, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Trung Quốc.

Diễn đàn Bao phủ sức khoẻ toàn dân

Ngày 11/12/2017, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Diễn đàn Bao phủ sức khoẻ toàn dân (UHC) tại Tokyo, Nhật Bản. Nhân dịp này, Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản đã công bố khoản tài chính lên tới 2,9 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp và thấp nhằm đạt được các mục tiêu bao phủ sức khoẻ toàn dân vào năm 2030.

Đặc biệt, tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đồng chủ trì phiên thảo luận chủ đề Tăng cường năng lực của hệ thống y tế, lồng ghép nội dung chuẩn bị sẵn sàng ứng phó đại dịch với hoạt động tăng cường hệ thống y tế hướng tới Bao phủ  sức khoẻ toàn dân. Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế toàn dân được tăng cường và tỷ lệ chi tiêu cho y tế từ tiền túi của người dân đã giảm tới 37% vào năm 2017.

Theo Nguyễn Vân Suckhoedoisong

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook