• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Giới thiệu Khoa Giải phẫu bệnh Quán Sứ

07/09/2017 15:09

Giải phẫu Bệnh - Tế bào Quán Sứ

1. Giới thiệu chung

Khoa Giải phẫu bệnh – tế bào Quán sứ được thành lập từ ngày 03/01/2017, trên cơ sở tách ra từ khoa GPB-TB Bệnh viện K. Kể từ ngày thành lập, khoa luôn thực hiện phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, kế thừa và phát triển, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng xét nghiệm, nâng cao y đức, thái độ phục vụ, ứng xử hướng tới sự hài lòng của người bệnh, góp phần vào sự phát triển của Bệnh viện.

2. Chức năng, nhiệm vụ: Khoa có 4 chức năng, nhiệm vụ chính sau:

- Xét nghiệm: tế bào, mô bệnh học, sinh thiết tức thì, hóa mô miễn dịch, sinh học phân tử, hội chẩn tiêu bản để phục vụ công tác khám chữa bệnh.

- Đào tạo và chỉ đạo tuyến: là cơ sở thực hành cho sinh viên, học viên của ĐHY HN. Đào tạo, tập huấn các bác sĩ, KTV tuyến dưới theo các dự án NORED, 1816, bệnh viện vệ tinh. Phối hợp tổ chức các buổi sinh họat khoa học về HPV và sinh học phân tử.

- Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại trong xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử. Thực hiện đề tài nghiên cứu các cấp: cơ sở, cấp bộ và cấp nhà nước. Tham gia các thử nghiệm lâm sàng, dự án hợp tác quốc tế.

- Hợp tác trong nước và quốc tế: Trao đổi về chuyên môn, khoa học, tham dự các hội nghị, hội thảo, các lớp học trong nước và quốc tế về lĩnh vực giải phẫu bệnh-tế bào dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện: hợp tác với chuyên gia GPB Nhật Bản, Trung tâm gen-Protein của Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện quốc tế Việt – Pháp, và các khoa GPB trong nước, ....

3. Nhân lực

Trưởng khoa:       TS.BS.TTUT. Nguyễn Văn Chủ

Phó trưởng khoa: TS.BS. Lê Quang Hải

                           : ThS.BS Phạm Thị Hân

Kỹ thuật viên trưởng: CN Mai Thị Nhung

16 CBVC trong đó có: 01 PGS, 02 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ, 01 BSCKI, 01 Bác sĩ, 03 cử nhân, 04 DD-KTV và 02 hộ lý; 01 bác sĩ của ĐHY HN kiêm nhiệm.

4. Một số kỹ thuật chính khoa đang thực hiện

Tế bào

- Kỹ thuật xét nghiệm tế bào bằng chọc hút kim nhỏ.

- Kỹ thuật xét nghiệm tế bào dịch các khoang trong cơ thể.
- Kỹ thuật nhuộm nhanh tiêu bản bằng phương pháp Toludin.

- Kỹ thuật nhuộm Papanicolaou trên phiến đồ cổ tử cung âm đạo
- Kỹ thuật CellPrep.

- Kỹ thuật khối tế bào (Cell-Block).

 Mô bệnh học

- Kỹ thuật cắt lạnh để chẩn đoán nhanh trong phẫu thuật.
- Kỹ thuật xử lý mô bằng máy tự động.
- Kỹ thuật đúc khuôn bệnh phẩm mô bằng máy.
- Kỹ thuật nhuộm Hematoxylin Eosin bằng máy.

- Kỹ thuật nhuộm PAS bằng máy.

 Hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử

- Kỹ thuật xét nghiệm hóa mô miễn dịch: giúp cho chẩn đoán và điều trị, tiên lượng: xác định thụ thể nội tiết trong ung thư vú, double-hit, triple-hit trong u lympho không Hogdkin, xác định tình trạng MSI trong ung thư đại trực tràng.

- Kỹ thuật xét nghiệm lai tại chỗ nhiễm sắc thể gắn 2 màu (Dual-ISH) xác định sự khuếch đại gen HER2 trong ung thư vú và ung thư dạ dày.

- Xét nghiệm miễn dịch PD-L1 để ứng dụng trong điều trị miễn dịch.

- Kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen trong ung thư phổi, vú, đại trực tràng, … bằng máy realtime-PCR: EGFR (mẫu mô và mẫu máu), Kras, Nras, Braf V600E, ALK, PI3KCA.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung: sử dụng hệ thống Cobas 4800 để xét nghiệm định genotype HPV-DNA để phát hiện 14 typ HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Trả kết quả

- Các kết quả tế bào được trả ngay trong ngày.

- Kết quả giải phẫu bệnh thông thường được trả trong vòng 3 ngày.

- Triển khai các dịch vụ 30 giờ và 48 giờ, tạo điều kiện cho người bệnh được lấy kết quả giải phẫu bệnh sớm.

- Các kết quả HMMD và sinh học phân tử, HPV-DNA đều được trả ngay khi có kết quả.

- Liên hệ chặt chẽ với các khoa phòng trong và ngoài bệnh viện, với người bệnh và gia đình người bệnh qua nhiều kênh thông tin để tạo cho người bệnh có được dịch vụ xét nghiệm tốt nhất có thể.

5. Định hướng phát triển

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) để sàng lọc các đối tượng nguy cơ mắc bệnh ung thư, để điều trị nhắm trúng đích bằng xét nghiệm gen, xét nghiệm bộ đột biến gen của các khối u đặc, của hệ tạo máu và phát hiện đột biến gen bằng sinh thiết lỏng.

Xét nghiệm DNA của một số virus để ứng dụng trong sàng lọc, nghiên cứu và điều trị: HCV, HBV,...

Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu theo chuẩn quốc tế: các xét nghiệm gen phục vụ cho điều trị nhắm trúng đích, tiên lượng bệnh, dự báo khả năng đáp ứng với điều trị, tái phát, di căn: Oncotype, PAM500, MamaPrint, IHC4,….

Nâng cao được trình độ bác sĩ theo hướng chuyên sâu theo từng cơ quan với tiêu chuẩn quốc tế.

Mở rộng quan hệ hợp tác đặc biệt là với các nước có nền y học hàng đầu trong khu vực và các nước phát triển khác. Hợp tác với các chuyên gia theo từng lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu để học hỏi, trao đổi và quốc tế hóa môi trường làm việc.

Thong ke

Kết nối facebook