• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Giới thiệu Khoa Huyết học - Vi sinh

01/03/2023 08:03

Giới thiệu chung

Tên khoa: Khoa Huyết học – Vi sinh

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà A, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

Giới thiệu chung

Khoa Huyết học – Vi sinh được thành lập năm 1969 tiền thân là Phòng Xét nghiệm huyết học và xét nghiệm tế bào, sau gần 50 năm đi vào hoạt động Khoa Huyết học – Vi sinh trở thành một trong những khoa cận lâm sàng mũi nhọn hàng đầu tại Bệnh viện K. Những năm vừa qua Khoa Huyết học – Vi sinh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng ủy, Ban giám đốc giao, đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc, bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế.

1. Chức năng

Khoa Huyết học - Vi sinh là khoa cận lâm sàng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:

 -Thực hiện các xét nghiệm huyết học, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh ung bướu và theo dõi kết quả điều trị.

- Tham gia đào tạo cán bộ, công tác chỉ đạo tuyến.

- Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ kĩ thuật hiện đại về huyết học-vi sinh.

 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

 2.1 Nhiệm vụ

a, Khám chữa bệnh

-Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm cấp cứu và phòng chống dịch 24/24 giờ.

- Thực hiện các xét nghiệm huyết học, truyền máu, vi sinh theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng đúng quy trình kĩ thuật bệnh viện. Các xét nghiệm cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm được làm kịp thời, kĩ thuật thực hiện bảo đảm tính chính xác, trung thực, kết quả xét nghiệm ghi rõ ràng, đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và lưu theo quy định.

- Bảo đảm cung cấp máu và an toàn truyền máu trong bệnh viện.

- Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị. Tham gia bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học cho các thành viên trong khoa, môi trường bệnh viện và môi trường xung quanh bệnh viện.Thực hiện các xét nghiệm vi sinh đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện và có trách nhiệm báo cáo Giám đốc khi phát hiện mầm bệnh gây dịch nguy hiểm.

- Tham gia công tác kiểm tra vô khuẩn, khử khuẩn chung trong toàn bệnh viện.

- Tham gia hội chẩn tiểu ban chuyên môn tại các khoa lâm sàng, hội chẩn liên khoa, hội chẩn bệnh viện.

b, Đào tạo cán bộ

-Tham gia đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ về huyết học-vi sinh, kĩ thuật sử dụng các trang thiết bị trong xét nghiệm huyết học, truyền máu, vi sinh cho nhân viên trong khoa, trong bệnh viện và cho các đối tượng khác được gửi đến học tập, thực hành khi có yêu cầu.

- Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, cao đẳng và trung học về lĩnh vực huyết học-vi sinh.

c, Nghiên cứu khoa học

-Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học kĩ thuật xuất phát từ nhu cầu chẩn đoán thuộc lĩnh vực huyết học, truyền máu, vi sinh trong ung bướu theo xu hướng phát triển của nền y học hiện đại.

- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật về chẩn đoán huyết học, vi sinh trong khám chữa bệnh ung bướu.

- Chủ trì, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực huyết học-vi sinh.

- Tham gia xây dựng và trình Hội đồng khoa học kĩ thuật bệnh viện thông qua các phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

- Tham gia hội nghị khoa học, hội thảo chuyên ngành ung thư, huyết học, vi sinh.

d, Chỉ đạo tuyến

-Tham gia chương trình sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư theo yêu cầu của bệnh viện.

- Tham gia chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn về công tác xét nghiệm huyết học, vi sinh đối với người bệnh ung thư cho tuyến dưới theo chỉ đạo của bệnh viện.

e, Hợp tác quốc tế

-Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực huyết học, vi sinh và phát triển chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

- Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực huyết học, vi sinh trong chẩn đoán bệnh ung thư dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

- Tham dự các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực huyết học, vi sinh dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

f, Quản lý công tác khoa

- Quản lý hoạt động của khoa theo đúng quy định, quy chế Bệnh viện, các quy định của Nhà nước, Bệnh viện và Bộ Y tế.

- Tổ chức giao ban khoa, tham gia giao ban bệnh viện, tham gia sinh hoạt khoa học.

- Thường xuyên giáo dục nâng cao y đức trong cán bộ và thực hiện tốt quy chế giao tiếp của khoa.

- Phân công nhiệm vụ chuyên môn cụ thể cho từng cá nhân và có đánh giá hiệu quả hàng năm.

- Phân công nhiệm vụ quản lý hóa chất, chế phẩm máu cho một số nhân viên , định kỳ kiểm tra chéo giữa các nhóm quản lý.

- Phân công nhân viên chuyên trách quản lý chất lượng ở hai cơ sở

- Phân công nhân viên chuyên trách về an toàn sinh học.

- Phân công thường trực, trực lấy mẫu bệnh phẩm Covid, đảm bản quyền lợi nghỉ ra trực của các nhân viên

- Thực hiện chấm công nghỉ phép, nghỉ ốm đúng theo quy định của nhà nước.

g, Quản lý chất lượng

- Thực hiện quản lý chất lượng heo hướng dẫn của chương trình SLAMTA.

- Thực hiện quản lý theo tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học (Quyết định 24299/QĐ-BYT)

2.2 Quyền hạn

- Được tự chủ trong các hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Bệnh viện.

- Được yêu cầu cung cấp vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh  phẩm đầy đủ đúng mục đích để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

- Được tham mưu cho Ban Giám đốc về các chính sách đảm bảo an toàn truyền máu, an toàn sinh học trong bệnh viện

- Được đề xuất, kiến nghị với Giám đốc Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của khoa.

- Được tham gia công tác đấu thầu hóa chất, sinh phẩm , máy móc phục vụ hoạt động chuyên môn của khoa

- Được trang bị cơ sở hạ tầng đảm bảo phòng An toàn sinh học cấp II

- Được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi khi thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu trong lĩnh vực xét nghiệm Huyết học, Vi sinh và đào tạo nhân lực y tế.

- Được cung cấp nhân sự đáp ứng được hoạt động chuyên môn của khoa

3. Mối quan hệ công tác

3.1. Trong viện

- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện về các hoạt động của khoa.

- Kết hợp với phòng Tổ chức cán bộ việc bố trí, sắp xếp, điều phối nhân lực hợp lý trong công việc.

- Phối hợp với khoa Dược và các phòng chức năng để đảm bảo hoạt động chuyên môn

- Tham gia hội chẩn và đào tạo với các khoa Lâm sàng

3.2 Ngoại viện

-  Quan hệ chặt chẽ với viện Huyết học – Truyền máu trung ương về cung cấp các chế phẩm máu phục vụ bệnh nhân và đào tạo, tập huấn chuyên ngành Huyết học cho nhân viên.

-  Quan hệ với viện 09 về việc chuyển tiếp bệnh nhân có phản ứng dương tính trong xét nghiệm HIV để làm xét nghiệm khẳng định.

- Quan hệ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, CDC thành phố, Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trong phòng chống dịch.

4. Cơ chế hoạt động và Quy mô của đơn vị

4.1 Cơ chế hoạt động

- Khoa hoạt động dưới sự quản lý của Giám đốc Bệnh viện

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của khoa do Giám đốc quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đã được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm do Giám đốc Bệnh viện thực hiện theo quy định của Bệnh viện.

- Các chức danh lãnh đạo khoa được hưởng phụ cấp theo quy định cảu Bệnh viện

4.2 Quy mô của khoa

- Thực hiện được tất các xét nghiệm cơ bản và một số các xét nghiệm chuyên sâu phục vụ đối tượng bệnh nhân của bệnh viện về chuyên khoa Huyết học: Tế bào, đông máu, truyền máu.

- Thực hiện được các xét nghiệm về vi sinh cơ bản.

- Đảm nhận công tác nuôi cấy nhiễm khuẩn bệnh viện.

          + Cơ sở Phan Chu Trinh đáp ứng thực hiện được 1000 xét nghiệm/ngày

          + Cơ sở Tân Triều đáp ứng thực hiện được 5 000 xét nghiệm/ngày

5. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của đơn vị

5.1 Nhân lực

a, Lãnh đạo

          Trưởng khoa: BSCKII Lê Phương Anh

          Kỹ thuật viên trưởng: CN Phạm Thị Hồng Liễu

b, Nhân lực của khoa

Bác sỹ:

4 Bác sỹ chuyên ngành Huyết học – truyền máu (đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên)

1 Bác sỹ chuyên ngành Vi sinh

Kỹ thuật viên:

CNĐH: 13

CN CĐ: 13

Hộ lý: 2

6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

6.1 Cơ sở hạ tầng

6.1.1. Cơ sở Tân Triều

Diện tích mặt bằng: gần 500 m2

- Khu vực xét nghiệm gồm: khu vực phát máu, khu vực xét nghiệm tế bào, khu vực  xét nghiệm đông máu, khu vực xét nghiệm miễn dịch, phòng Nuôi cấy vi sinh, phòng Pha chế môi trường, phòng Đọc tiêu bản

- Tận dụng hành lang giữa làm: khu vực Nhận bệnh phẩm, khu vực In kết quả, khu vực Lưu trữ hồ sơ

- Tận dụng hành lang phía sau làm nơi lưu trữ các kho lạnh bảo quản chế phẩm máu và hóa chất

- Kho vật tư nằm ở bốn góc của phòng xét nghiệm

6.1.2. Cơ sở Phan Chu Trinh

Diện tích mặt bằng: khoảng 70 m2

- Khu vực xét nghiệm, gồm: Xét nghiệm tế bào, đông máu, miễn dịch, đọc lam, hành chính  đặt chung trong phòng (55 m2)

- Khu vực dành cho nhân viên: 15 m2

6.2. Trang thiết bị

 Cơ sở Phan Chu Trinh:

- 02 máy đếm tế bào tự động : XN 1000, CellDyn –Ruby.

- 02 máy xét nghiệm đông máu tự động: ACL Top 550, CS2500.

- 01 hệ thống định nhóm máun bán tự động Matrix

- 01 máy lắc tiểu cầu.

- 01 máy máu lắng Mixrate

- Trang thiết bị phụ trợ: 01 bình cách thủy,2 máy li tâm thường, 04 tủ lạnh bảo quản hóa chất, 01 tủ lạnh bảo quản máu.

- 03 bộ máy vi tính hoạt động ổn định.

Cơ sở Tân Triều

- 04 máy đếm tế bào tự động: máy LH780, XN 2000, DXH (chuyển từ K1 xuống), ADVIA.

- 04 máy xét nghiệm đông máu tự động: Stacompact, CS2500, ACL 300 , ACL 550, Sta R- Max (máy mới).

- 02 hệ thống định nhóm máu bán tự động và 01 hệ thống định nhóm máu tự động.

- 04 máy miễn dịch: HISCL, Cobas e-602 (máy mới), Architect i2000SR (máy mới), máy điện di miễn dịch Sebia (máy mới).

- 02 máy cấy máu (01 máy mới), 01 máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, 1 máy lắc Votex (máy mới).

- 01 tủ bảo quản tiểu cầu, 01 máy lắc tiểu cầu

- 01 máy phân tích nước tiểu tự động UF4000

- 01 máy máu lắng Mixrate

- Các trang thiết bị phụ trợ:

+ 09 tủ lạnh bảo quản hóa chất trong đó có 2 chiếc được cấp mới đầu 2020, 3 tủ bảo quản khối hồng cầu, 3 tủ lạnh âm (-200C) bảo quản huyết tương và HC (trong đó có 01 tủ lạnh đang bị hỏng hơn hai năm chưa khắc phục được), 1 tủ -800C .

+ 05 máy ly tâm: 2 máy ly tâm lạnh, 3 máy ly tâm thường

+ 03 tủ an toàn sinh học, 02 nồi hấp ướt. 01 tủ ấm 370, 01 tủ ấm CO2, 01 tủ ấm 300.

+ 01 Cân tiểu li, 01 lò vi sóng, 02 nồi cách thủy, 01 máy tan đông huyết tương, 01 bình cách thủy.

+ 09 bộ máy vi tính trong đó có 02 bộ do hãng đặt kèm máy, 01 bộ máy chủ (được trang bị vào tháng 4 năm 2017); 03 máy in Barcode (01 chuyển từ K1)

7. Cơ chế tài chính

Thực hiện theo cơ chế tự chủ của Bộ Y tế giao cho Bệnh viện K.

8. Thanh tra, kiểm tra

- Tổ chức tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định về ý đức, quy chế giao tiếp của nhân viên thuộc khoa.

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Lãnh đạo Bệnh viện.

- Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra Bệnh viện khi có yêu cầu.

9. Khen thưởng và kỷ luật

- Thực hiện theo Quy chế, Quy định của Bệnh viện, Bộ Y tế, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

- Chấp hành các quyết định của Hội đồng Thi đua khen thưởng và kỷ luật của Bệnh viện.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của đơn vị sẽ được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nhiệm vụ do Giám đốc Bệnh viện phân công.

Thong ke

Kết nối facebook