• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì?

13/11/2017 14:11

Nếu như người thân mắc bệnh ung thư phổi, bạn cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt về ăn uống, sinh hoạt và cần lưu ý những điều không được làm đối với người mắc ung thư phổi.

Tìm hiểu kiến thức về ung thư phổi

Nếu có một thành viên trong gia đình bị ung thư phổi, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu về cơ chế phát triển bệnh và cách điều trị ung thư phổi. Nắm vững những thông tin này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về tâm lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư không phải lúc nào cũng diễn biến theo cùng một mô típ, do đó bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, việc ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ góp phần giúp sức khỏe được phục hồi. Để góp phần làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, nên lựa chọn trái cây giàu Flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa Lutein cao như cải lá, cải xanh, cà chua và trà. Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.

Trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, việc ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ góp phần giúp sức khỏe được phục hồi. Để góp phần làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, nên lựa chọn trái cây giàu Flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa Lutein cao như cải lá, cải xanh, cà chua và trà. Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.

ung thư phổi,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư


Lên kế hoạch đối diện với suy nghĩ tiêu cực

Việc phát hiện mắc ung thư phổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người bệnh, gia đình bệnh nhân và sự kỳ thị của những người xung quanh, cụ thể:

Sự kỳ thị của xã hội: 85% trong số các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc. Vì lý do này mà nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân ung thư phổi là do hút nhiều thuốc và đó là hậu quả xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng ngay cả những người không hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh ung thư phổi, nguyên nhân có thể do không khí ô nhiễm. 
Sự thờ ơ của gia đình: Chính áp lực khi chăm sóc bệnh nhân khiến các thành viên trong gia đình đôi lúc làm người bệnh cảm thấy tổn thương, đặc biệt là đối với người ung thư phổi do hút thuốc lá. Mọi người nên chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và cách hành xử của mình đối với người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tâm lý để có thể phần nào xoa dịu nỗi đau mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.

Sự mặc cảm ở bệnh nhân: Nhiều người thường tự dằn vặt sau khi biết tin mình mắc bệnh ung thư phổi. Vì thế, đôi khi bệnh nhân ung thư phổi không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Với tư cách là người thân của bệnh nhân, bạn nên giúp họ tham gia các hoạt động bổ ích khác để tạm thời quên đi nỗi đau mắc bệnh ung thư.

Chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc chính mình

Hãy chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân mỗi ngày. Lo lắng với với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc các điều trị không hiệu quả chỉ làm bệnh nhân và những người trong gia đình thêm mệt mỏi. Nên tập trung năng lượng cho ngày hôm nay, không phải cho những điều đã qua.

Có thể kể chuyện vui hoặc với những người mới được chuẩn đoán mắc ung thư phổi, bạn nên đưa họ đi dạo hoặc đi du lịch cho tinh thần được sảng khoái. An ủi và khuyên họ những điều tích cực nên làm. Tránh để sự u uất, buồn rầu của chính mình ảnh hưởng nên bệnh nhân.

Bạn có thể tham khảo những cách trên để chăm sóc người thân mắc ung thư phổi. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia để phối hợp những cách điều trị tốt nhất.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook