• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Nhận biết và xử trí hội chứng bàn tay – bàn chân trong điều trị ung thư

29/12/2020 16:12

BVK - Liệu pháp nhắm đích là liệu pháp tác động lên các gene bị hỏng, các protein hoặc môi trường mô giúp tế bào ung thư tăng sinh và phát triển. Phụ thuộc vào hình thức điều trị, liệu pháp tế bào đích gây ra tác dụng phụ chuyên biệt ảnh hưởng tới da, tóc và móng. Các tác dụng phụ này là do các thuốc tác động lên sự phát triển bình thường của các mô trên. Đặc biệt, Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân.

Hội chứng bàn tay chân là gì?

Hội chứng bàn tay chân là phản ứng da ở lòng bàn tay và gan bàn chân do tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư. Tác dụng phụ trên da cũng có thể gặp ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt nhưng vùng thường xuyên chịu ma sát như do quần áo chặt. Triệu chứng có thể là sưng, mẩn đỏ, ngứa, nặng nhất là khô rát, bong tróc lớp da bên ngoài và lở loét, khiến người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động thường ngày. Các thuốc điều trị ung thư thường dùng đang lưu hành ở Việt Nam gây hội chứng bàn tay bàn chân là Capecitabine, Docetaxel, Paclitaxel, Fluorouracil (5-FU), Liposomal doxorubicin,Doxorubicin (Adriamycin),Sunitinib (Sutent),Sorafenib (Nexavar), Regorafenib (Stivarga).

Một số phản ứng da bàn tay, chân

Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân như:

+ Đỏ da

+ Cảm giác tê bì, kiến bò, hay kim châm.

+ Tăng nhạy cảm da, đặc biệt khi chạm vào chỗ nóng

Hoặc nặng hơn, như:

+ Da sưng đỏ, cảm giác đau rát

+ Hình thành vùng da cứng hoặc chai sần

+ Xuất hiện bọng nước

+ Khô và nẻ da

Thường dấu hiệu này sẽ xảy ra ở giai đoạn sớm trong 4 tuần đầu điều trị, đa số gặp ngay trong 2 tuần đầu và giảm dần theo thời gian.

Do đó bạn nên thông tin cho bác sỹ điều trị vì có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều thuốc hoặc tạm ngưng điều trị để cải thiện triệu chứng.

Lời khuyên cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị hoặc ngay khi có triệu chứng thì nên thực hiện một số biện pháp như bôi kem theo chỉ định của bác sỹ vào phần da có hiện tượng bất thường; kiểm soát các vết chai ở da; sử dụng đệm lót nếu cần.....  giúp phòng ngừa hoặc làm giảm độ nặng phản ứng da bàn tay bàn chân.

Ngoài ra, bệnh nhân nên:

+ Mặc quần áo, đi giày dép thông thoáng, không nên mặc đồ, đi dép quá chặt.

+ Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời.

+ Tránh đeo găng tay cao su vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay.

+ Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như: nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics…

+ Tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như: dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp …

+ Tránh tiếp xúc xà phòng, các chất tẩy rửa.

Người bệnh cũng không nên quá lo lắng về biểu hiện phản ứng da bàn tay chân: các triệu chứng không gây nguy hiểm đến tính mạng; Một số nghiên cứu cho thấy các biểu hiện này có thể là dấu hiệu của đáp ứng thuốc tốt hơn.

Phát ban/tróc vẩy trên da

Nốt mẩn mụn hoặc tróc vảy thường sẽ xuất hiện trong chu kỳ điều trị đầu tiên và giảm dần trong chu kỳ tiếp theo.

Các tổn thương dát và sẩn với các triệu chứng bao gồm: nhạy cảm với ánh sáng, ban đỏ, khô hoặc phồng rộp da, ngứa.

Bạn cần được theo dõi nổi mẩn hàng tuần, kết hợp với đánh giá phản ứng da bàn tay bàn chân trong 2 chu kỳ đầu tiên sau đó tần suất theo dõi giảm dần một lần/ tháng từ chu kỳ 3 trở đi.

Để ngăn ngừa các triệu chứng phát ban, tróc vẩy trên da bạn có thể thực hiện những phương pháp sau:

+ Thoa kem dưỡng ẩm có thể kèm thuốc chống ngứa nếu ban gây ngứa theo hướng dẫn của bác sỹ.

+ Sử dụng dầu gội trị gàu để làm giảm khó chịu da đầu.

+ Mặc trang phục bảo vệ như áo dài tay, mang găng tay, vớ dày và đế lót giày

+ Tránh tắm nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm phát ban nặng hơn

+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng

+ Thoa kem chống nắng

+ Khi ra ngoài, đội nón, mũ rộng vành

+ Sử dụng xà bông nhẹ và tránh chất rửa tay có chứa cồn

Dự phòng hội chứng bàn tay chân như thế nào?

Trước 1 ngày điều và 3 – 5 ngày sau điều trị nên tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh đeo găng tay cao su ( như rửa bát ) vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay.

Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics… hay tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp …

Tránh tiếp xúc xà phòng, các chất tẩy rửa.

Mặc quần áo, đi giày dép thông thoáng, không quá chặt.

Xử trí hội chứng bàn tay chân như thế nào?

Không có phương thức điều trị đặc hiệu. Có một số phương pháp có thể kiểm soát giảm nhẹ phần nào tác dụng phụ này như dùng túi đá chườm mát lòng bàn tay/chân nhiều lần, mỗi lần 15 – 20 phút hay dùng các kem dưỡng ẩm ( lưu ý tránh chà sát mạnh ) như kem Aveeno, Lubriderm …. Vitamin B6 cũng có thể có hiệu quả dự phòng và kiểm soát.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook