14/07/2022 10:07
BVK - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê cho thấy có hơn 182 ngàn ca mắc mới trong nắm 2020. Ung thư phổi hiên đang xếp thứ 2 trong 5 ung thư phổ biến hàng đầu Việt nam. Chủ động phòng chống ung thư phổi kết hợp với những thói quen tốt giảm tỉ lệ mắc và tăng cơ hội sống sót cho những người mang căn bệnh này. Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân chính xác của ung thư phổi, đặc biệt là ở những người phát triển ung thư phổi mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được biết đến. Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi và trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có cách phòng ngừa căn bệnh này.
1. Ngưng hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu cho ung thư phổi và các bệnh liên quan tới phổi. Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phổi là nói không với thuốc lá. Người hút thuốc có thể giảm nguy cơ của không chỉ ung thư phổi mà còn nhiều các bệnh về phổi khác. Ngưng hút thuốc cũng giảm nguy cơ ung thư cho những người xung quanh. Hút thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn đáng kể khi so sánh với những người không hút thuốc.
Người ta ước tính rằng các trường hợp ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm 90% tổng số trường hợp ở nam giới và 65% ở nữ giới. Hút thuốc lá thụ động là những người không hút thuốc có nguy cơ hít phải khói thuốc của người khác sẽ tăng lên. Sống với người hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên khoảng 20-30%.
Ngưng hút thuốc lá yếu tố quan trọng để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ ung thư phổi và một số bệnh ung thư khác.
2. Giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường làm việc
Tiếp xúc với amiăng và các chất độc khác - những người đã tiếp xúc với amiăng (thường được sử dụng trong vật liệu xây dựng) và các chất độc khác như radon (một loại khí phóng xạ được sử dụng trong ngành khai thác mỏ) có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn. Vì vậy nên tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn khỏi các chất gây ung thư như amiăng, asen, niken, và chromium, có thể giảm nguy cơ hình thành ung thư phổi. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, khói bụi cũng hạn chế các tác động có hại lên phổi và giảm nguy cơ gây ung thư.
3. Giảm lượng radon trong nhà
Radon là một loại khí phóng xạ xuất phát từ sự phân hủy uranium trong đá và đất, nó thấm qua mặt đất và rò rỉ vào không khí hoặc nguồn nước. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng khí radon cao trong nhà hoặc nơi làm việc làm tăng số ca mắc và số ca tử vong do ung thư phổi. Giảm mức radon có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Để hạn chế radon trong nhà, chúng ta có thể thực hiện tăng cường thông gió, sử dụng các máy làm sạch không khí, lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng, bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường,…
4. Thực đơn ăn uống lành mạnh: một chế độ ăn uống với nhiều rau xanh giàu chất xơ và hoa quả chứa nhiều vitamin, hạn chế đồ ăn được chế biến trong dầu mỡ và có nhiều chất béo sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu và phòng tránh các bệnh lý mạn tính, các bệnh ung thư thứ phát, tái phát ở người bệnh;
5. Tăng cường thói quen tập thể dục: khi cơ thể được vận động hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố của các cơ quan, nhờ đó mà cơ bắp trở nên dẻo dai hơn và chúng ta có đủ sức khỏe để chiến đấu với mọi bệnh tật;