• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ VN kiến nghị xây dựng bộ luật bảo vệ nhân viên y tế

26/10/2017 08:10

PV: Với tư cách là Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, ông có suy nghĩ gì trước thực trạng bạo hành nhân viên y tế đang hết sức nhức nhối hiện nay?

TTƯT. PGS.TS Trần Văn Thuấn: Tôi thực sự buồn khi vài năm lại đây, vấn đề bạo hành trong y tế ngày càng trở nên nhức nhối, nghiêm trọng, gây bất an và bức xúc trong toàn ngành. Bạo hành tôi muốn nói ở đây bao gồm cả hành vi bạo lực và hành vi lời nói đe doạ, uy hiếp,  chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục. Đây là biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái về văn hóa ứng xử, trong khi đó, việc thực thi pháp luật để xử lý các vụ việc này lại chưa đảm bảo tính nghiêm trị và răn đe. Bạo lực và những hành vi đe dọa vốn không bao giờ được chấp nhận trong quy chuẩn đạo đức xã hội nói chung, thì trong ngành y nói riêng, lại càng không được dung thứ vì không nhân viên y tế nào, những người đang ngày đêm cứu chữa người bệnh, lại không muốn người bệnh được chăm sóc, điều trị tốt nhất có thể.

PV: Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các thầy thuốc trẻ Việt Nam, vậy Hội đã có những động thái gì lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho các bác sĩ trẻ khi bị hành hung?


TTƯT. PGS.TS Trần Văn Thuấn: Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng phải có biện pháp mạnh với những kẻ bạo hành và kiến nghị xây dựng bộ luật bảo vệ nhân viên y tế, trong đó qui định hình phạt cụ thể đối với  những kẻ bạo hành. Đồng thời chúng tôi cũng tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho người dân biết các vấn đề về sức khoẻ cũng như những khó khăn mà ngành y thường phải đối mặt, đặc biệt thông tin  để họ hiểu việc sử dụng bạo lực hoặc lời nói uy hiếp nhân viên y tế không làm tăng lên hiệu quả điều trị, mà trái lại còn gây ra nhiều hệ luỵ tiêu cực nhất là trạng thái ức chế tâm lý của những người bị bạo hành.

BS Trần Văn Sơn, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cuba (Quảng Bình) bị hành hung tối 23/10 khi đang cấp cứu cho bệnh nhân

PV: Ông đồng thời là một giám đốc BV đầu ngành về ung thư - nơi tiếp nhận số lượng rất lớn bệnh nhân đến khám và điều trị, vậy xin ông cho biết giải pháp mà BV thực hiện để đối phó với nạn bạo hành y tế, mang lại môi trường BV an toàn cho bệnh nhân và bác sĩ?

TTƯT. PGS.TS Trần Văn Thuấn: Quan niệm về bệnh ung thư vẫn còn hết sức nặng nề trong phần đông tâm lý bệnh nhân. Chính ví vậy, để làm hài lòng người bệnh ung thư chắc chắn là khó hơn người bệnh mắc các bệnh khác.

Bệnh viện K đã thực hiện nhiều giải pháp để ngăn ngừa và giảm bớt vấn nạn nhân viên y tế bị hành hung. Chúng tôi cải tiến các qui trình khám chữa bệnh, tạo sự dễ dàng, thuận lợi và hài lòng tối đa cho người bệnh, tổ chức đội ngũ tiếp đón chuyên nghiệp hướng dẫn chu đáo cho người bệnh. Chúng tôi cũng tổ chức các lớp tập huấn luyện kĩ năng giao tiếp cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện, làm sao có ứng xử phù hợp trong mọi tình huống để tránh gây bức xúc cho người bệnh và gia đình cũng như cách ngăn chặn xung đột tiến triển khi xảy ra. Tuyên truyền người bệnh để họ hiểu các khó khăn, tình trạng quá tải của bệnh viện, tránh các đòi hỏi quá mức, vô lý không thể đáp ứng. Thông tin để người bệnh và người nhà biết khi có bức xúc, hãy gọi điện cho đường dây nóng của bệnh viện để được lắng nghe và giải quyết.

Ngoài ra chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, bảo vệ xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo cùng kế hoạch ứng phó với sự cố bạo hành, kịp thời khống chế đối tượng khi có hành vi nguy hiểm.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Sức khỏe đời sống

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook