• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Giám đốc Bệnh viện K tiết lộ con đường dẫn đến ung thư

26/10/2017 15:10

Theo PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương - con đường dẫn đến ung thư có nhiều, nhưng thực phẩm bẩn, thuốc lá, ô nhiễm môi trường là nhiều nhất.

Giam doc Benh vien K trung uong tiet lo con duong dan den ung thu - Anh 1

PGS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K trung ương

Thuốc lá, thực phẩm bẩn thủ phạm chính

Theo các chuyên gia về ung bướu, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em chào đời. Do tăng dân số, già hóa dân số nên số bệnh nhân bị ung thư càng gia tăng. Hiện tượng gia tăng bệnh ung thư cũng xảy ra ở các nước đang phát triển đến các nước chậm phát triển.

Theo thống kê toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 189 nghìn người mắc ung thư mỗi năm. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 94 nghìn người chết vì ung thư, gấp gần 10 lần so với tai nạn giao thông.

Ngoài ra, tuổi bị ung thư ở Việt Nam thường từ 40 – 50, đây là lứa tuổi đang đóng góp cho lao động xã hội nhiều nhất. Các bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

Trong khi đó, PGS Thuấn cho biết, con đường dẫn đến ung thư được ông và các cộng sự nghiên cứu bao gồm cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh do di truyền, số này chiếm tỷ lệ nhỏ. Bệnh ung thư vú hiện nay đã được khẳng định là có liên quan tới di truyền. Những người trong gia đình có chị, em, mẹ bị ung thư vú thì nguy cơ người đó mắc ung thư vú cao từ 4 – 6 lần so với người bình thường.

Yếu tố thứ hai đó là thuốc lá. PGS Thuấn cho biết con đường dẫn đến ung thư đầu tiên phải kể đến đó là hút thuốc. Đây là nguyên nhân gây ra 30% trong tổng số các loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quan, tụy, vú, dạ dày, cổ tử cung...

Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35%. Trong đó chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau quả làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ung thư vú.

Các chất bảo quản thực phẩm, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển và sinh ra từ thực phẩm nấm mốc, lên men (cà, dưa muối) gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như: Dạ dày, gan, đại tràng, thực quản...

Ngoài ra còn các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, tia cực tím, lối sống lười vận động… cũng là con đường dẫn đến bệnh ung thư.

Cảnh báo ung thư vú trẻ hóa

PGS Thuấn cũng cho biết thêm hiện nay bệnh nhân ung thư vú đang trẻ hóa, tại Bệnh viện K có những bệnh nhân mới 20 tuổi đã bị ung thư vú, đây thực sự là điều cần quan tâm và đến nay vẫn chưa tìm rõ nguyên nhân gây ra trẻ hóa như vậy.

Riêng đối với ung thư vú, PGS Thuấn cho biết đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

Đáng lo ngại là xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm.

Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số ca mới mắc lên khoảng 23.000 ca. Điều đáng tiếc là nhiều chị em phụ nữ chưa ý thức được việc đi tầm soát ung thư vú nên phần lớn các ca bệnh ung thư vú đến khám và điều trị đã ở giai đoạn 2, 3, thậm chí có trường hợp bệnh đã ở giai đoạn 4.

Theo thống kê của Bệnh viện K, có khoảng 60% người bệnh tới khám, phát hiện ung thư ở giai đoạn 3, 4 tức là giai đoạn muộn, khả năng chữa khỏi thấp hơn rất nhiều so với đến sớm.

Trong khi đó, ung thư vú là căn bệnh có thể phát hiện sớm, và điều trị khỏi nếu kịp thời và đúng phương pháp, việc phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỉ lệ chữa khỏi càng cao và chi phí điều trị càng thấp.

"Để phát hiện sớm căn bệnh này, các chị em đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp" - PGS Thuấn nhấn mạnh.

Theo Báo mới

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook