• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ PRONTON VÀ HẠT NẶNG TRONG ĐIỀU MỞ RA CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

18/12/2017 16:12

BVK- Mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phải dựa trên bằng chứng thực tế và dựa trên các nguồn lực sẵn có. Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm: phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ.Trong các phương pháp chữa trị xạ trị, phương pháp chữa trị xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp tiến tiến và hiện đại đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á, hiện chưa có nước nào được trang bị và áp dụng phương pháp chữa trị xạ trị tiên tiến này.

Tại Bệnh viện K, trước năm 2017, Bệnh viện có 7 máy xạ trị (6 máy xạ trị gia tốc và 1 máy xạ trị Cobalt). Năm 2017, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện được đầu tư hệ thống gia tốc xạ trị có chức năng xạ phẫu của hãng Elekta với bộ chuẩn trực 160 lá - là hệ thống xạ trị hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Với hệ thống gia tốc xạ phẫu mới trang bị, Bệnh viện đã triển khai các kỹ thuật xạ trị mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng như: xạ trị hướng dẫn hình ảnh, xạ trị điều biến thể tích, xạ phẫu khối u não, xạ trị cố định toàn thân khối u di động như phổi, tiền liệt tuyến nhờ kết hợp với kỹ thuật đồng bộ nhịp thở chủ động.Tuy nhiên, với số lượng người bệnh ngày càng lớn, nhu cầu điều trị của người bệnh ngày càng cao:năm 2015: 11.799 người bệnh, năm 2016: 12.081 người bệnh, năm 2017 (tính đến 30/11/2017): hơn 15.000 người bệnh, các máy xạ trị của Bệnh viện sử dụng liên tục 22/24h, và như vậy Bệnh viện phải sắp xếp nhân viên y tế và bản thân người bệnh phải điều trị theo lịch ở tất cả các giờ trong ngày, cả ban đêm.

Để có được một bức tranh đầy đủ hơn về phương pháp ứng dụng xạ trị proton & hạt nặng trong điều trị ung thư, ngày 18/12/2017, Bộ Y tế, Bệnh viện K và Viện Ung thư Quốc gia (Viện nghiên cứu Phòng chống ung thư) tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng xạ trị proton & hạt nặng trong điều trị ung thư”. Hội thảo nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ sư vật lý và kỹ thuật viên tại các Bệnh viện và Trung tâm Ung bướu, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong việc thành lập trung tâm xạ trị proton và hạt nặng. Hội thảo được tổ chức tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều với sự tham dự của GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học& Công nghệ; PGS.TS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện Ung thư Quốc gia cùng hơn 300 đại biểu, chuyên gia trong nước,các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xạ trịđến từNhật Bản và Hoa Kỳ như: TS.BS Tadashi Kamada - Giám đốc Viện Khoa học xạ trị Nhật Bản, TS.BS Jun-Etsu Mizoe – Giám đốc Trung tâm trị liệu hạt nặng,Osaka, Nhật Bản, PGS.TS Zuofeng Li – Giám đốc Vật lý, Điều hành Viện Xạ trị Proton, Đại học Florida, Hoa Kỳ, PGS.TS Shannon MacDonald – Bệnh viện đa khoa Masachusetts, Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ và đại diện của các công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Hội thảo bàn luận các nội dung: Tình hình xạ trị tại Việt Nam và Bệnh viện K; Các nguyên lý xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư; Xạ trị bằng proton trong điều trị ung thư tại Hoa Kỳ; Xạ trị hạt nặng trong điều trị ung thư tại Nhật Bản; Xạ trị proton trong điều trị ung thư tại Nhật Bản và hệ thống kết hợp proton hạt nặng (hybrid); Xạ trị proton trong điều trị ung thư phổi và ung thư dạ dày.

GS.TS Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo,  GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá “Phương pháp chữa trị xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp tiến tiến, hiện đại và an toàn đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á, hiện chưa có nước nào được trang bị và áp dụng phương pháp chữa trị xạ trị tiên tiến này. Phương pháp chữa trị xạ trị bằng ion nặng cho phép xạ trị những khối U kháng với xạ trị khác như xạ trị Cobalt,xạ trị gia tốc, áp dụng rất hiệu quả cho điều trị ung thư đầu cổ, tiền liệt tuyến, nhi khoa mà rất ít tác dụng phụ. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng ion nặng có kích thước khối u giảm hoặc không tăng lên sau 3 năm rất khả quan, cụ thể là trên 90% với ung thư phổi không tế bào nhỏ; 80-90% ung thư gan; gần 100% ung thư tiền liệt tuyến. Tỷ lệ sống thêm sau 3 năm của ung thư phổi giai đoạn I& II là 86%; ung thư gan là 72%; sống thêm sau 2 năm của ung thư tụy là 36%; sống thêm trung bình sau 5 năm của ung thư tiền liệt tuyến: 99%; ung thư trực tràng: 53%; ung thư đầu cổ: 74%.:”

 Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết “ Trong các phương pháp chữa trị xạ trị, phương pháp chữa trị xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp tiên tiến và hiện đại đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại châu Á, gần đây nhất có Hàn Quốc, Nhật Bản đã áp dụng. Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á, hiện chưa có nước nào được trang bị và áp dụng phương pháp chữa trị xạ trị tiên tiến này. Ưu điểm của xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp này cho phép xạ trị những khối u kháng với xạ trị khác như xạ trị Cobalt, xạ trị gia tốc. Đặc biệt, với phương pháp này, thời gian xạ trị được rút ngắn hơn rất nhiều. Nếu trước đây, một khối u ở phổi xạ trị gia tốc thông thường phải mất 4-5 tuần thì với phương pháp mới, chỉ một lần (khoảng 10 phút) là tan.”, ông Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

PGS.TS. Trần Văn Thuấn cũng cho biết: Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nên đã xây dựng kế hoạch để trong vài năm tới sẽ có được hệ thống này với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Việc ứng dụng phương pháp mới trong điều trị ung thư sẽ làm tăng tỉ lệ chữa khỏi, giảm tải bệnh viện, tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, khó khăn trong việc triển khai kế hoạch này là 2 hệ thống này đắt, khoảng 150 triệu USD (chừng hơn 3.000 tỷ đồng), nên kinh phí phải tính từ nhiều nguồn: Chính phủ cấp và xã hội hóa. Do Việt Nam chưa có nên hiện cũng chưa tính được chi phí cụ thể, nhưng ở nước ngoài hiện là 20-30.000 USD/lần điều trị. Nếu Việt Nam triển khai, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều và hy vọng BHYT sẽ chi trả để giảm gánh nặng cho người bệnh.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi về kết quả hội thảo, đồng thời, bàn luận về việc sớm thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng tại Bệnh viện K.

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook