• Hotline
    0904 690 818
  • Tổng đài tư vấn & hỗ trợ người bệnh
    1900886684
  • Cơ sở 1

    Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Tương lai gần, bệnh viện K sẽ ứng dụng phẫu thuật robot vào điều trị ung thư

24/10/2018 17:10

BVK- Ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đã gặp gỡ GS. Peter Boyle, Chủ tịch Viện Nghiên cứu dự phòng quốc tế- iPRI (Lyon, Pháp), Giám đốc danh dự của Viện Ung thư châu Âu. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K đã cùng với GS.Peter Boyle đến chào xã giao Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thăm và làm việc tại Bộ Y tế trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại 3 nước Đông Dương của ông.

GS. Peter Boyle được bổ nhiệm làm Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dự phòng Quốc tế, Lyon, Pháp ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ với tư cách là Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC / WHO). Ông là đồng sáng lập và nguyên Viện trưởng Viện Ung thư châu Âu (IEO) ở Milan, Italy. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ Giám đốc danh dự của Viện Ung thư châu Âu. Ông cũng là Giám đốc đầu tiên của Đại học Strathclyde - Viện Y tế Công cộng Toàn cầu tại iPRI, đặt cơ sở tại ở Lyon và Glasgow. 

Viện Ung thư châu Âu (IEO)

Viện được khánh thành vào tháng 5 năm 1994, và được quản lý bởi Ban Giám đốc và Đơn vị đến từ 8 quốc gia khác nhau tại châu Âu. Với một cơ sở vật chất rộng lớn đặt tại Milan, Ý, Viện IEO tập hợp hơn 1500 chuyên gia với cam kết vừa nghiên cứu khoa học, vừa chăm sóc bệnh nhân; đồng thời tạo một môi trường tích hợp cả điều trị, nghiên cứu và giảng dạy. Các nhà nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau để chuyển các kết quả nghiên cứu thành những phác đồ chẩn đoán và điều trị mới cho bệnh nhân. Một chủ đề nghiên cứu chính là liên kết kiến thức về các gen gây ung thư cho việc khám phá và thử nghiệm các liệu pháp mới, liên quan đến cả thuốc dạng phân tử nhỏ và phương pháp miễn dịch. 

Hợp tác giữa Viện nghiên cứu dự phòng quốc tế Lyon với Việt Nam. 

Tại buổi tiếp, GS Peter Boyle đã báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến về tình hình hợp tác và những kế hoạch hợp tác sắp tới giữa Bệnh viện K và Viện Nghiên cứu dự phòng quốc tế (Lyon, Pháp) cũng như Viện Ung thư Châu Âu (Milan, Ý) trong phòng chống ung thư.

Đến Việt Nam từ 2010, GS đã có nhiều đóng góp trong hỗ trợ Bệnh viện K trong việc xây dựng kế hoạch và chiến lược kiểm soát ung thư quốc gia. Tại Hội nghị quốc gia phòng chống ung thư ông đã báo cáo về nội dung dịch tễ học, sàng lọc phát hiện sớm và kiểm soát các yếu tố hành vi nguy cơ. Hàng năm, GS cũng tổ chức Hội nghị Viện trưởng các Viện ung thư quốc tế tại Lyon (Pháp) để lãnh đạo các Viện ung thư chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm & các tiến bộ trong dự phòng & kiểm soát ung thư.

Cách đây 3 năm GS cũng đã xuất bản ấn phẩm " Ung thư tại châu Phi", nhờ có ấn phẩm này mà cộng đồng quốc tế biết tới vấn đề về ung thư tại châu Phi và các nguồn tài trợ đã tập trung cho kiểm soát ung thư tại châu Phi trong những năm gần đây.

Theo đó Viện Nghiên cứu dự phòng quốc tế và Viện Ung thư quốc gia, Bệnh viện K đã ký thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và kế hoạch xây dựng “Bản đồ ung thư khu vực Đông Dương”.

Tháng 7/2018, theo lời mời của GS. Peter Boyle, đoàn cán bộ Bệnh viện K đã có chuyến sang thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực phẫu thuật robot tại Viện Ung thư Châu Âu. Hai bên thảo luận, đồng thời mong muốn hợp tác lâu dài về đào tạo, trao đổi chuyên môn trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là phẫu thuật robot nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Hướng đến nâng cao chất lượng dự phòng và kiểm soát ung thư tại Việt Na, sau chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện K từ 23-24/10, GS. Peter Boyle dự kiến cùng lãnh đạo Bệnh viện K sẽ sang trao đổi hợp tác và giúp đỡ Trung tâm Ung thư Quốc gia Lào và Cam-pu-chia.

Dự kiến, Bệnh viện K và Viện Ung thư châu Âu sẽ ký kết biên bản hợp tác đào tạo về phẫu thuật robot, xạ trị vào tháng 12 này ở Milan, Italia.

Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC), năm 2018, toàn thế giới có 18,08 triệu người mới mắc ung thư, trong đó có trên 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Số ca mới mắc ung thư ở Việt Nam ước tính là 164.671 ca và số ca tử vong là 114.871 ca. Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.

Các loại ung thư phổ biến ở nam giới lần lượt là ung thư gan (21,5%), ung thư phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và ung thư vòm (5%); ở nữ giới lần luợt là ung thu vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%), và gan (7,8%). Tỷ lệ mắc ung thư chuẩn hoá theo tuổi ở cả hai giới là 151,4/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 104,4/100.000 người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Do đó việc trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực phẫu thuật robot tại Viện Ung thư Châu Âu cũng như đào tạo, trao đổi chuyên môn trong nhiều lĩnh vực về chuyên ngành ung thư sẽ tạo ra bước tiến mới trong kiểm soát ung thư tại Việt Nam. 

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook